Số liệu từ Đề án Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 dựa trên tiền đề là Đề án VSV năm 2013, Vietnam Silicon Valley cho thấy, đã có 80 dự án được ươm tạo, 1/3 trong số này thất bại ngay trong quá trình ươm tạo, 1/3 trở thành các công ty vừa và nhỏ. 28/80 startup còn lại đã gọi vốn thành công ở các vòng gọi vốn tiếp theo.

Dù tỷ lệ gọi vốn cao hơn so với mặt bằng chung của thế giới (khoảng 10%), tuy nhiên thực tế tỷ lệ thất bại của doanh nghiệp Việt đang là cao trong bối cảnh chuyển đổi số. Tại hội thảo “Cơ hội và thách thức cho khởi nghiệp sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số” tổ chức chiều 5/12 tại Quảng Ninh, các diễn giả đã phân tích những thách thức mà các startup Việt đang phải đối mặt.

Vì sao doanh nghiệp Việt khởi nghiệp thất bại đến 30% ngay trong quá trình ươm tạo
Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho rằng, gợi ý của các diễn giả sẽ giúp doanh nghiệp khởi nghiệp thành công trong bối cảnh chuyển đổi số.

Ông Hoàng Công Đoàn, Chủ tịch Câu lạc bộ đầu tư và khởi nghiệp cho biết, từng đi khắp đất nước, thấy khởi nghiệp nhiều nhưng cách làm thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên tỷ lệ thất bại lớn.

“Khởi nghiệp sáng tạo thì phải có sản phẩm, hướng đi khác biệt tốt hơn những người đã đi trước, mới hy vọng thành công dù đó là lĩnh vực nào”, ông Đoàn nói.

Thực tế chuyển đổi số đang diễn ra ở các lĩnh vực: tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục, giao thông, nông nghiệp… Theo hứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, Bộ đã triển khai Đề án 844 trong đó có mảng hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số. Thực tế cơ hội và môi trường thuận lợi đã được hình thành, song trong cuộc chạy đua chuyển đổi số thách thức vẫn rất lớn.

Nhìn từ những mô hình khởi nghiệp thành công, điểm chung lớn là tạo ra những sản phẩm khác biệt và “cung cấp thứ xã hội đang cần”. Minh chứng từ

Tik Tok năm 2019 từng thử nghiệm quảng bá về cảnh đẹp của Việt Nam thông qua các video ngắn. Chỉ sau 2 tháng ứng dụng tạo video trên nền tảng mobile đã được người dùng đón nhận và tạo ra được 40.000 video điểm đến, thu hút 350 triệu lượt sử dụng tại Việt Nam.

Đại diện đơn vị này cho rằng, hướng đi này đón đầu xu hướng của người dùng ngại gõ text mà chỉ muốn xem hình ảnh. Khi người dùng quá bận rộn và bối cảnh thông tin ngập tràn thì chỉ có những câu chuyện hay được giới thiệu mới đủ sức thu hút.

Vì sao doanh nghiệp Việt khởi nghiệp thất bại đến 30% ngay trong quá trình ươm tạo
PGS Tạ Hải Tùng cho rằng nhân lực là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số. Ảnh: V. Quyết.

Ông Phạm Đình Vũ, Chánh văn phòng Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cho biết, những năm gần đây, từ khóa chuyển đổi số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở đâu cũng thấy. Thủ tướng đã phát động “quốc gia khởi nghiệp” và nhiều chính sách tạo môi trường, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp được triển khai. Tuy nhiên “nếu không có tinh thần, khát vọng khởi nghiệp thì có hỗ trợ tạo thuận lợi cũng không thể có quốc gia khởi nghiệp”, ông Vũ nói.

Để thích ứng với sự chuyển động này, PGS Tạ Hải Tùng, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, trong xu hướng dịch chuyển “gia công đến nghiên cứu sáng tạo sản phẩm” đòi hỏi nhân lực chất lượng, có nền tảng kiến thức tốt, làm chủ công nghệ “lõi”. Các nhà khởi nghiệp cũng cần kỹ năng nghiên cứu độc lập, tự học tốt đảm bảo nền tảng cho cập nhật công nghệ. Cùng với đó là  kỹ năng làm việc nhóm và tiếng Anh tốt, kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Nguồn trích: https://khoinghieptre.vn/vi-sao-doanh-nghiep-viet-khoi-nghiep-that-bai-den-30-ngay-trong-qua-trinh-uom-tao

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *